Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài
Bất động sản Việt tiếp tục hút vốn nước ngoài năm 2020
Theo các nhà phân tích bất động sản, trong năm 2020 bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 6,93 tỷ USD, chiếm 81,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư 478 triệu USD, chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản luôn đứng ở vị trí cao. Yếu tố này rất quan trọng nhất là trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào bất động sản đang bị hạn chế từ tín dụng ngân hàng trong nước.
Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tỷ trọng nguồn vốn rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đứng thứ hai, chiếm gần 30% tổng dư lượng FDI đầu tư vào Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định, việc bất động sản Việt Nam hút được đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ giúp chuẩn hóa thị trường bất động sản Việt Nam.
Cùng với đó, những nỗ lực không ngừng của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính có liên quan, đặc biệt trong thời gian tới đây sẽ trình quốc hội xem xét và sửa đổi những điều luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của thị trường bất động sản cụ thể như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến bất động sản… sẽ tiếp tục tạo nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.
Xem thông tin Grand Center Quy Nhơn
Ba lí do thu hút các nhà đầu tư ngoại
Theo GS. Nguyễn Mại: Sở dĩ Việt Nam thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài vào và tiến hành cấp các thủ tục một cách nhanh chóng do Luật Đầu tư của Việt Nam có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp.
Trong đó, phải kế đến ba yếu tố quan trọng nhất: Trước hết là Luật Đầu tư nước ngoài thông thoáng nhất so với Luật đầu tư của một số nước trong khu vực châu Á.
Thứ hai, thủ tục đầu tư nước ngoài do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp, chưa yêu cầu phân cấp quản lý cho tỉnh.
Khi đó, dự án các địa phương tất cả tập trung về Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư. Tại Uỷ ban có Trung tâm thẩm định dự án, nhân sự của Trung tâm không chỉ có các chuyên gia của Uỷ ban mà còn có các chuyên gia của các bộ ngành có lĩnh vực đầu tư chuyên môn. Do đó, các nhà đầu tư hầu như không phải đi lại nhiều, thủ tục hành chính được tinh gọn.
Thứ ba, chính sách ưu đãi của Việt Nam khá cao. Tại thời điểm đó, phần lớn các dự án lớn đều chỉ chịu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 5 năm đầu tiên không phải nộp, 5 năm tiếp theo chỉ nộp 5%.
Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt là quỹ đất, am hiểu quy trình thủ tục pháp lý và linh hoạt trong tổ chức kinh doanh bán hàng. Những điểm yếu của các doanh nghiệp nội khi cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài là vốn, tính chuyên nghiệp và sự minh bạch về mặt pháp lý. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài có dòng vốn lớn, họ chuẩn bị rất đầy đủ, chất lượng… đúng theo quy định pháp luật, nên khi công bố mở bán, các dự án do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư luôn thu hút sự quan tâm của người mua, dù mức giá cao.
Một khía cạnh khác là quản lý. Các dự án của chủ đầu tư nước ngoài như Keppel Land, CapitaLand, Phú Mỹ Hưng… luôn được quản lý với chất lượng dịch vụ cao và rất hiếm tranh chấp, xung đột quyền lợi (giữa chủ đầu tư – ban quản lý – cư dân).
Vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản không chỉ cạnh tranh, mà quan trọng hơn, đang thúc đẩy hợp tác thông qua các hình thức khác nhau, như M&A. Đây là xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Chính sách ưu đãi này rất tốt cho đầu tư nước ngoài, trong đó Nhật Bản và Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam sớm nhất tận dụng được lợi thế này.
Tiếp đà tăng trưởng, các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng được các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ quan tâm.
Theo quy định hiện nay, mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đang được áp dụng tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao là 10% trong thời hạn 15 năm; miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Đặc biệt, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, các quy định còn kéo dài thời gian áp dụng mức thuế ưu đãi 10% lên tới 30 năm, đồng thời mở rộng thêm nhiều ưu đãi khác về tiền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu. Trên cơ sở đó, tôi tin rằng, Việt Nam sẽ thu hút mạnh mẽ đầu tư FDI hơn nữa trong thời gian tới.
===> Xem thông tin về Dự án Q7 Saigon Riverside7