Mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp được viết tay chỉ có xác nhận của lãnh đạo ấp, khu phố thì có được pháp luật công nhận và cấp sổ đỏ (giấy CNQSDĐ)? Nếu lựa chọn mua nhà đất chưa có sổ đỏ hoặc mua bằng “giấy viết tay” thì người mua cần lưu ý những gì để hạn chế rủi ro, tranh chấp?
Nếu bán đang quan tâm về dự án Vũng Tàu hãy tham khảo venezia beach village
Tính pháp lý của các mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay
Đối với mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp viết tay chưa có Sổ đỏ
Khi thực hiện giao dịch bằng hợp đồng mua bán đất nông nghiệp, phải tuân thủ quy định về mặt hình thức của giao dịch, cụ thể như việc chuyển nhượng QSDĐ phải được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên nào có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của hợp đồng
Thiệt hại có thể bao gồm: khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục tình trạng ban đầu của diện tích đất; khoản tiền bên nhận đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản, cây lâu năm,… trên đất.
Hãy truy cập vào đây để xem thông tin về Phúc An Asuka – the global city – grand sentosa
Đối với mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp viết tay có Sổ đỏ
Đối với việc mua bán đất bằng mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp viết tay chưa có Sổ đỏ, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố,… và bên chuyển nhượng không phản đối, tòa án sẽ xem xét công nhận hợp đồng mua bán đất giấy tay này.
Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất thì tòa án xem xét công nhận phần đất có nhà ở và hủy phần diện tích đất còn lại.
Những lưu ý khi ký kết mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay
Khi mua nhà bằng “giấy viết tay”, người mua cần lưu ý tham khảo một số điểm:
Một là, xem xét về nguồn gốc nhà đất, trong đó, cần lưu ý thời điểm sử dụng đất, thực hiện các giao dịch trước đó có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó gắn liền với các quy định của pháp luật đất đai
Hai là, xác nhận quy hoạch đất nông nghiệp có thuộc trường hợp được chuyển quyền, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không; diện tích đất tối thiểu được tách thửa, cấp GCNQSDĐ theo quy định của từng tỉnh, thành phố.
Ba là, đất có thuộc trường hợp kê biên đấu giá hay thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ dân sự khác không; đất có tranh chấp hay không
Bốn là, tìm hiểu thông tin nhà đất có thuộc toàn quyền của người bán hay không. Ví dụ, có phải đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình hay không, đất thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật….
Năm là, mẫu hợp đồng mua bán đất rẫy nên cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, đối tượng giao dịch, phương thức thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng, người làm chứng,…
Sáu là, nếu là mua bán nhà đất bằng giấy viết tay và đang chờ được công nhận QSDĐ thì bên mua nên thỏa thuận các phương pháp đảm bảo thủ tục chuyển nhượng sau khi có sổ đỏ.
Ẩn họa khi sử dụng mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp bằng giấy viết tay
Giao dịch bằng giấy tay có thể khiến người mua bị chủ đất lật lọng, lô đất đó có thể đã bán cho nhiều người khác. Chủ đất chỉ có bằng khoán, khi người mua cần sang nhượng sẽ bị họ làm khó dễ, đòi thêm tiền mới chịu ký giấy để sang nhượng.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp người mua nhà hoặc đất kiểu này đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Đối với việc sử dụng mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay, người mua cần nhanh chóng “hợp thức hóa” giấy tờ CNQSDĐ càng sớm càng tốt nhằm tránh những phức tạp, rủi ro phát sinh về sau