Luật nhà ở 2015 cho người nước ngoài tại Việt Nam

Luật nhà ở 2015 sửa đổi với những quy định “thoáng” hơn cho phép người nước ngoài cũng như Việt Kiều sở hữu nhà tại Việt Nam, tạo ra những lực đẩy tích cực trên thị trường Bất động sản.

Luật nhà ở 2015 cho người nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam theo luật nhà ở 2015

Đối tượng, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Luật nhà ở bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam

– Cá nhân người nước ngoài hoặc Việt kiều được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Như vậy, theo quy định, điều kiện sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam là phải có hộ chiếu, hộ chiếu còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi

Nội dung chính của Luật nhà ở 2015 dành cho người nước ngoài tại Việt Nam

Theo Luật nhà ở năm 2015, nội dung bao gồm:

Loại nhà ở: Căn hộ + Nhà riêng lẻ (Biệt thự và nhà phố) trong các dự án nhà ở thương mại.

Giấy tờ chứng minh  điều kiện sở hữu nhà:

– Đối với cá nhân: có hộ chiếu còn hiệu lực, có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.

– Đối với tổ chức: giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực.

Số lượng nhà ở được sở hữu

–  Đối với căn hộ: tổng số lượng cá nhân và tổ chức nước ngoài sở hữu căn hộ không vượt mức 30% của một tòa.

– Đối với nhà riêng: không vượt quá giới hạn 10% hoặc hơn 250 căn của một dự án nhà ở theo Luật nhà ở 2015

Thời hạn sở hữu nhà

– Đối với cá nhân: tối đa 50 năm + gia hạn 50 năm tiếp theo.

– Đối với cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều: sở hữu lâu dài.

– Đối với tổ chức: không vượt quá thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) + gia hạn nếu GCNĐT được gia hạn.

Cho thuê lại:

– Cá nhân nước ngoài: được phép cho thuê lại.

– Tổ chức nước ngoài: không được phép

Những lưu ý trong Luật nhà ở 2015 dành cho người nước ngoài

– Tổ chức, cá nhân nước không phải người Việt Nam chỉ được phép mua căn hộ hoặc nhà ở riêng từ chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại và từ cá nhân, tổ chức nước ngoài đã mua căn hộ hoặc nhà ở riêng và muốn bán lại.

Trong trường hợp bán lại, thời hạn sở hữu sẽ là thời hạn còn lại của chủ sở hữu trước theo hợp đồng thỏa thuận hoặc theo Luật nhà ở

– Người nước ngoài hay Việt Kiều có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam nên tìm sự tư vấn kỹ lưỡng về tính pháp lý của căn hộ hoặc nhà ở mà mình muốn mua hoặc có thể đến những sàn giao dịch bất động sản có uy tín để được tư vấn kỹ càng hơn.

Chúng tôi vừa chia sẻ những thông tin hữu ích về Luật nhà ở 2015 dành riêng cho người nước ngoài, Việt kiều sinh sống tại nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam. Hy vọng nội dung này thật sự hữu ích với các bạn!