Bản đồ sông ngòi Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến các dự án đầu tư

Bản đồ sông ngòi Việt Nam đã gây ảnh hướng lớn đến địa hình và khí hậu như thế nào của nước ta như thế nào hãy xem qua bài viết này để hiểu thêm thông tin về sông ngoài việt nam ở nước ta

Do ảnh hưởng của địa hình và khí hậu, nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp. Dọc đất nước từ Bắc vào Nam, chúng ta có hơn 2360 con sông dài trên 10km trên bản đồ sông ngòi Việt Nam. Hầu hết các sông đều là ngắn và dốc, đặc biệt ở khu vực miền Trung.

Sông ngòi đem lại nhiều lợi ích kinh tế lớn và cũng gây ra không ít khó khăn cho người dân sinh sống quanh khu vực hạ lưu.

Đặc điểm chung của các sông trên bản đồ sông ngòi Việt Nam

Nhìn trên bản đồ sông ngòi Việt Nam, ta dễ dàng phát hiện, mật độ sông ở nước ta vô cùng cao, hầu như là dày đặc. Tỉnh nào cũng có ít nhất một con sông chảy qua.

Do ảnh hưởng của hướng địa hình nên các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

Các sông ở khu vực miền Trung đều dốc và ngắn do địa hình núi sát biển. Diện tích đồng bằng do phù sa bồi đắp của khu vực này cũng tương đối nhỏ và rời rạc.

Khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa nên sông ngòi cũng chia thành hai mùa rõ rệt là mùa cạn và mùa lũ. Điều này tạo ra hai vấn đề khó khăn cần phải giải quyết là thiếu nước vào mùa hạn và ngập lụt vào mùa mưa.

Hàm lượng phù sa của các sông cao, bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ, là tiền đề của nền văn minh lúa nước từ ngàn đời xưa.

Xem thông tin chi tiết dự án venezia bình châu

Bản đồ sông ngoài việt nam

Các hệ thống sông lớn trên bản đồ sông ngòi Việt Nam

Nước ta có ba hệ thống sông lớn, đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước là hệ thống sông Hồng ở miền Bắc, hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long ở miền Nam.

Miền Trung cũng có hệ thống sông Thu Bồn tuy nhiên không lớn bằng ba hệ thống sông chính trên bản đồ sông ngòi Việt Nam. Thu Bồn là cái nôi nuôi dưỡng đời sống tinh thần và nâng cao đời sống vật chất của người dân xứ Quảng.

Sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất tại Việt Nam, dài 1.149 km do có nhiều phụ lưu hợp thành. Hai phụ lưu lớn nhất của sông Hồng là sông Đà và sông Lô.

Hệ thống sông Hồng cung cấp lượng phù sa màu mỡ, bồi đắp nên đồng bằng châu thổ sông Hồng, là truyền thống hơn 2.000 năm Thăng Long văn hiến.

Các sông có lưu lượng lớn và độ dốc cao như sông Đà, sông Chảy, sông Gâm là cơ sở để xây các nhà máy thủy điện với công suất lớn, góp phần ổn định mạng lưới điện cao thế quốc gia. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước sông từ nhiều nhánh đổ về gây nên tình trạng ngập lụt sâu, làm thiệt hại nhiều mặt cho người dân.

Sông Đồng Nai là con sông dài nhất Việt Nam, lưu vực sông rộng lớn chỉ đứng sau lưu vực sông Cửu Long.

Sông Đồng Nai chảy qua 6 tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Hồ Chí Minh. Là hệ thống sông có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thông vận tải của khu vực Nam Bộ.

Hệ thống sông Cửu Long nằm trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Hệ thống đã bồi đắp nên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long rộng lớn màu mỡ, là vựa lương thực lớn nhất của nước ta.

Hệ thống sông Cửu Long gồm sông Tiền và sông Hậu. Hai con sông dài và rộng gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây, hình thành nên đặc trưng kinh tế sông nước miền Tây vô cùng độc đáo.

Các hệ thống sông lớn trên bản đồ sông ngòi Việt Nam

Giá trị kinh tế của các sông trên bản đồ sông ngòi Việt Nam

Các sông trên bản đồ sông ngòi Việt Nam mang lại giá trị kinh tế lớn và có đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.

Lượng nước dồi dào là nguồn cấp nước quan trong cho công tác thủy lợi, đảm bảo cho tưới tiêu và phát triển sản xuất nông nghiệp của khu vực.

Phù sa màu mỡ bồi đắp và nuôi dưỡng nên các vùng đồng bằng duyên hải thích hợp trồng lúa nước và các loại cây nông nghiệp, công nghiệp ngắn ngày.

Lợi dụng sức nước và địa hình để phát triển công nghiệp thủy điện: nhà máy thủy điện Sơn La và Hòa Bình trên sông Đà, thủy điện Yaly trên sông Sêsan, thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai,…

Sông ngòi đem lại nguồn hải sản phong phú, tạo môi trường thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các đặc sản miền sông nước xuất khẩu rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới.

Sông ngòi còn có vai trò rất lớn trong giao thông vận tải, hình thành nên các cảng sông, cảng biển. Cảnh quan sông ngòi còn đem lại cho khu vực lợi thế về phát triển du lịch nếu biết đầu tư đúng cách.

Các hệ thống sông lớn trên bản đồ sông ngòi Việt Nam

Ảnh hưởng của bản đồ sông ngòi Việt Nam đến các dự án đầu tư

Bản đồ sông ngòi Việt Nam phong phú tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền kinh tế đa diện mạo. Các quy hoạch và dự án đầu tư xung quanh các con sông luôn có giá trị kinh tế cao.

Cảnh quan dòng sông làm tăng giá trị đầu tư của dự án. Cùng với đó các kế hoạch xây dựng thành công góp phần làm thay đổi bộ mặt hai bên bờ sông. Nhịp sống trở nên hiện đại, sống động hơn nhưng cũng không làm mất đi một nét truyền thống văn hóa miền sông nước đặc thù. 

Sông trên bản đồ sông ngòi Việt Nam không phải là tồn tại vĩnh viễn. Cùng với khai thác lợi ích, các con sông cũng cần được nuôi dưỡng và bảo vệ. Khai thác quá mức sẽ làm tài nguyên thủy sản cạn kiệt cho nên cần phải đi đôi với nuôi trồng thì mới phát triển được lâu dài.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ, chống ô nhiễm sông ngòi cần được triển khai mạnh mẽ. Biến một con sông thành sông chết không khó nhưng để khôi phục lại sức sống của dòng sông như ban đầu thì chẳng dễ dàng gì.

Bảo vệ sông ngòi là bảo vệ cái nôi nuôi dưỡng những giá trị tinh thần và nguồn sống vật chất của mỗi người.

??Tìm hiểu những dự án nhà ở nổi bật tại DHLand hiện nay:

Biên Hòa Universe Complex Hưng Thinh

Khu đô thị Biên Hòa New City

Dự án Q7 Saigon Riverside Complex