3 hệ quả đáng buồn nếu bất động sản dẫm chân tại chỗ
Là một phân ngành kinh tế mang lại nguồn GDP cực lớn cho xã hội, thị trường bất động sản đã và đang trở thành kênh sinh lợi hiệu quả cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu một lần nữa thị trường vận động đúng theo chu kỳ đã từng diễn ra trước đó, sớm rơi vào tình trạng tê liệt thì sẽ xảy ra 3 hệ quả đáng tiếc mà batdongsantop chia sẻ ngay sau đây.
3 hệ quả đáng buồn nếu bất động sản dẫm chân tại chỗ
Bất động sản tăng mạnh giá bán
Không chỉ là sự sụt giảm một cách tự nhiên của các dòng sản phẩm nhà đất khác nhau do sự vận động của thị trường mà chính những chính sách hạn chế đầu tư, các quy định thi công chồng chéo phức tạp tạo nên việc ngâm dự án quá lâu, làm sụt giảm đáng kể nguồn cung.
Vô hình trung, điều này tạo nên nguyên nhân cho sự thiếu hụt khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lúc này, sự tăng mạnh về giá của các sản phẩm nhà đất trở thành tất yếu.
Ngoài ra, khi giá của một phân khúc bất kỳ tăng lên nhanh chóng sẽ kéo theo sự tăng giá đồng loạt của nhiều công trình khác dù cùng phân khúc hay không.
Nếu khách hàng và các nhà đầu tư chỉ nhìn vào một mặt của thị trường vào đúng thời điểm trượt giá mà bỏ qua việc cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khác thì những dự án mới như căn hộ Raemian Galaxy City, căn hộ Hausviva quận 9,… sẽ vô tình bị nhận định giá cao mặc dù chúng hoàn toàn xứng đáng với chất lượng và giá trị mang lại cho chủ sở hữu.
An sinh xã hội bị ảnh hưởng
Cũng lại là vấn đề về giá. Có thể nói rằng khi thị trường bất động sản chớm rơi vào tình trạng đóng băng thì mức giá của một số sản phẩm đang và sẽ thi công ngay lập tức sẽ xuất hiện các dấu hiệu tăng lên rõ nét. Chính sự thiếu hụt về nguồn cầu sẽ khiến cho các nguồn cung có thêm cơ hội để tăng mạnh về giá bán.
Lúc này, cơ hội tạo lập đời sống an cư ổn định của cộng đồng cư dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và trung bình sẽ cực kỳ hạn chế và vấp phải không ít khó khăn.
Dù đánh giá trên bình diện vi mô hay vĩ mô của các yếu tố kinh tế xã hội riêng lẻ: y tế, giáo dục, thương mại, việc làm,… thì việc không đáp ứng được nhu cầu bức thiết về chỗ ở, đảm bảo đời sống an cư ổn định và bền vững cho người dân cũng sẽ tạo nên những bất lợi nhất định cho các hoạt động an sinh xã hội trên thị trường chung cả nước.
Và một lẽ tất yếu, khi an sinh xã hội bị ảnh hưởng thì những dự án ra đời sau như nhà mẫu căn hộ Hausviva quận 9, nhà mẫu căn hộ Raemian Galaxy City dù sở hữu nhiều thế mạnh cũng không đủ để tạo lập nên một cộng đồng cư dân văn minh và hiện đại trong tương lai.
Rủi ro gia tăng cho doanh nghiệp bất động sản
Thực tế cho thấy, khi thị trường nhà đất biến động thì dù theo chiều hướng nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các công ty bất động sản. Nếu thị trường này rơi vào tình trạng đóng băng thì rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối diện sẽ không hề nhỏ.
Khó khăn đầu tiên gây trở ngại cho doanh nghiệp bất động sản lúc này chính là sự thiếu minh bạch, khó đoán định về các yếu tố lợi- hại của môi trường kinh doanh. Tình trạng đóng băng có thể gây nên những nhận định và định hướng khác nhau bởi sự chênh lệch trong tầm nhìn và khả năng phán đoán. Lúc này, đơn vị nào hạn chế hơn trong sự nhạy bén sẽ dễ vấp phải thất bại.
Thêm nữa, sự đóng băng này vô hình trung còn tạo điều kiện cho các rủi ro pháp lý manh nha xuất hiện bởi sự đồng bộ của hệ thống pháp luật trong các vấn đề liên quan đến bất động sản vẫn chưa được thực hiện một cách chắc chắn.
Việc vượt qua các lỗ hổng pháp lý với sự đầu tư triệt để của các dự án như căn hộ Raemian Galaxy City, căn hộ Hausviva quận 9 liệu có được thể hiện trong những công trình khác trong tương lai nếu diễn biến thị trường thực sự rơi vào tình trạng đóng băng? Đây vẫn còn là một câu hỏi gây tranh cãi và cần nhiều phân tích để tìm ra đáp án chính xác nhất.
Batdongsantop tin rằng không phải ngẫu nhiên mà kịch bản đóng băng thị trường nhà đất được đưa ra. Với việc nhận ra được những hệ quả xấu sẽ diễn biến trong tương lai sẽ giúp các nhà hoạch định đưa ra chiến lược hợp lý cho sự phát triển chung của thị trường trong thời gian đến.